Soạn văn 9 Mùa xuân nho nhỏ Chân trời sáng tạo

Admin

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ hay của nhà thơ Thanh Hải, gửi gắm nhiều thông điệp giá trị về cuộc sống.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Mùa xuân nho nhỏ. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc

- Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao.

- Âm thanh: tiếng chim chiền chiện, báo hiệu mùa xuân

- Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa

- “Giọt long lanh rơi”: giọt âm thanh của tiếng chim trong trẻo, ngân vang giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc,

- Hình ảnh “người cầm súng”: những người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ nền hòa; “người ra đồng”: những người nông dân lao động phục vụ chiến đấu

- Hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng”, “lộc trải dài nương mạ” cho thấy sức sống của mùa xuân đang căng tràn khắp mọi nơi.

- “Mùa xuân” được khắc họa với “người cầm súng”, “người ra đồng”: cho thấy ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc cùng với trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho dân tộc và đất nước.

- “Tôi đưa tay tôi hứng”: người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

- “Đất nước bốn nghìn năm”: gợi lịch sử lâu đời của dân tộc, chịu nhiều “vất vả” và “gian lao” để dựng nước và giữ nước.

- “Đất nước như vì sao”: tỏa sáng giữa bầu trời rộng lớn, vẫn “cứ đi lên phía trước” không chịu lùi bước, khuất phục

Câu 2. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.

Hướng dẫn giải:

- Điệp ngữ “ta” kết hợp với liệt kê các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.

- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.

- Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” - còn trẻ, “khi tóc bạc” - già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.

=> Ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người: biết sống cống hiến cho cuộc đời.

Câu 3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Hướng dẫn giải:

- Bố cục:

  • Phần 1. Khổ thơ đầu: cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: hình ảnh mùa xuân đất nước.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
  • Phần 4. Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ mùa xuân của thiên nhiên, đến mùa xuân của đất nước thì tác giả bộc lộ niềm khao khát được cống hiến xây dựng cho đất nước.

- Cảm xúc chủ đạo: tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

Câu 4. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Hướng dẫn giải:

- Mùa xuân trước hết mang ý nghĩa tả thực, là mùa đầu tiên trong năm. Khi đó, vạn vật bắt đầu đâm chồi nảy lộc, bừng dậy sức sống.

- Nhưng mùa xuân còn biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời. Kết hợp với từ “nho nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, nhỏ bé và khiêm nhường thôi.

=> Với nhan đề này, Thanh Hải đã bày tỏ mong muốn được làm một mùa xuân, nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Câu 5. Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định chủ đề.

Hướng dẫn giải:

- Chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước cũng như khao khát được cống hiến cho đất nước.

- Căn cứ: ý nghĩa nhan đề, hình ảnh “đất nước” xuất hiện trong bài thơ,...